Lịch sử Hạm_đội_hiện_hữu

Chiến tranh Nga-Nhật Năm 1904-1905

Ví dụ hiện đại đầu tiên là sự giao tranh giữa Hải quân Đế quốc NgaHải quân Đế quốc Nhật Bản tại cảng Arthur trong Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904. Nga sở hữu ba hạm đội chiến đấu: một ở Biển Baltic, thứ hai trong Biển Đen và thứ ba ở Viễn Đông. Hải đội Thái Bình Dương ở Viễn Đông đóng quân tại Vladivostokcảng Arthur. Với cảng Arthur nằm gần với cuộc chiến tranh trên đất liền, nó trở thành mục tiêu chiến lược quan trọng.

Hải quân Nhật chỉ sở hữu một chiến đội để đấu với ba chiến đội của Hải quân Nga, do đó, bắt buộc Hải quân Nhật phải tránh chiến đấu với cả ba. Hiệp ước Anh-Nhật năm 1902 đã vô hiệu hạm đội Biển Đen bằng cách giữ cho chúng bị chặn ở Biển Đen, vì sợ nguy cơ chiến tranh với Anh. Tuy nhiên, Hạm đội Baltic (sau đó được đổi tên thành Hải đội Thái Bình Dương thứ hai) đã được ra lệnh củng cố hạm đội ở cảng Arthur vào năm 1905.[4] Nhiệm vụ của Hải quân Nhật lúc bấy giờ phải ngăn chặn hành động đó.[5]

Chỉ sau khi "hạm hiện hữu" tại cảng Arthur bị loại bỏ thì hạm đội Baltic và hạm đội Nhật có thể giao chiến và điều này cũng xảy ra vào năm sau, trong trận Tsushima vào tháng 5 năm 1905.

Để hoàn toàn trừ khử hạm đội chiến đấu của cảng Arthur, Hải quân Nhật đã khởi xướng ba chiến dịch. Đầu tiên là một cuộc tấn công bất ngờ bằng ngư lôi từ khu trục vào trong cảng vào đầu tháng 2 năm 1904.[6] Nó đã nhanh chóng tiếp nối bằng  một nỗ lực để chặn lối vào bến cảng bằng cách đánh chìm các tàu hơi nước cũ (tàu khối) trong eo biển.[7] Nỗ lực thứ ba và cuối cùng của việc "đóng hộp" vĩnh viễn hạm đội bằng cách rải mìn vào vùng nước xung quanh lối vào cảng.[8] Mặc dù nỗ lực cuối cùng này cũng thất bại, nó có hậu quả ngoài ý muốn khi cướp đi của Hải quân Nga một trong những sĩ quan hải quân xuất sắc nhất của họ, Đô đốc Stepan Makarov. Khi kì hạm của ông, thiết giáp hạm Petropavlovsk, đâm phải một trong những quả mìn đó nó đã chìm gần như ngay lập tức, dìm chết Makarov cùng với thủy thủ đoàn.

“Hạm đội hiện hữu” vẫn ở yên như vậy, cho đến khi dưới sự chỉ huy mới của Đô đốc Vilgelm Vitgeft, hạm đội cảng Arthur được lệnh phải xông ra và tiến tới Vladivostok vào ngày 10 tháng 8 năm 1904. Việc rút chạy của Vitgeft từ Cảng Arthur dẫn đến Trận chiến Hoàng Hải,[9] một cuộc đấu súng tầm xa quá mức khiến cho không có tàu nào của hai bên bị chìm, nhưng cuối cùng cũng loại bỏ[5] "hạm đội hiện hữu" của cảng Arthur khi tàu chiến của nó bị phân rã về các cảng trung lập (nơi họ bị giam giữ), còn những tàu sống sót bị hư hỏng nặng, không còn khả năng tham chiến.

Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Một ví dụ khác là sự đối đầu giữa Hạm đội Biển khơi ĐứcĐại Hạm Đội của Anh trong Thế chiến thứ nhất. Đức phần lớn ưu tiên giữ nguyên hạm đội của họ thay vì chấp nhận rủi ro thua trận nếu giao tranh với Hải quân Hoàng gia lớn hơn.

Chiến tranh Thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai, các hành động của Hải quân Hoàng gia Ý vào năm 1940 cũng thể hiện "hạm đội hiện hữu". Sau một số trận đánh nhỏ chống lại Hải quân Anh mà hầu như không dẫn đến kết quả quyết định, phần lớn hạm đội Ý đã đóng quân tại Taranto, nơi nó có thể nhanh chóng tấn công bất kỳ nỗ lực nào của Anh để tới Malta, gây "ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược và bố trí hạm đội của Anh". Ngay cả sau thắng lợi chiến lược tuyệt vời của tàu sân bay Anh tấn công vào Taranto vào tháng 11 năm 1940, người Anh không đưa ra một đòn quyết định nào đối với hạm đội Ý đã dẫn đến Hải quân Anh duy trì các lực lượng hải quân đáng kể ở Địa Trung Hải trong ba năm tới.[10]

Thậm chí nhiều hơn so với các tàu nổi khác trong Hải quân Đức Quốc xã, thiết giáp hạm Đức Tirpitz đã bỏ ra toàn bộ sự nghiệp của mình như là một “hạm đội hiện hữu”. Mặc dù không bao giờ bắn một con tàu địch, nhưng sự hiện diện của Tirpitz buộc Hải quân Hoàng gia Anh phải phân bổ các tàu chiến mạnh mẽ để bảo vệ các đoàn tàu Bắc Cực, và làm cho một đoàn tàu vận tải lớn (PQ-17) phân tán chỉ bằng tin đồn xuất chận, gây tổn thất rất lớn cho đoàn tàu qua tàu ngầm và phi cơ.